Các tu sĩ phật giáo Nam Tông được thọ dụng và nhận cúng dường thịt động vật và động vật khi thỏa mãn ba diều kiện: thịt động vật ấy đã giết mổ mà nếu không thọ dụng thì sự giết đã rồi và ngừoi khác cũng ăn; tu sĩ không chứng kiến nghe thấy sự giết mổ; và không vì tu sĩ mà có sự giết mổ. Từ Hán – việt gọi đáy là “tam tịnh nhục”, thỏa mãn các điều kiện của tam tịnh nhục, vật phẩm động vật được coi là tịnh nhục, được thọ dụng hợp lệ không phạm giới luật.
Chuyện ấy lâu nay gây không ít băn khoăn vói những ai không tường: nhà sư, đã đầu Phật, sau ăn thịt cá như người phàm? Vậy giáo lý phật giáo có nhất quán không?
Giáo lý nhà Phật nhất quán. Phật trọng tâm chúng sinh trọng tướng. Khi thọ dụng thịt cá đáp ứng yêu cầu tam tịnh nhục tâm của tu sĩ Nam Tông không dính mắc vào sự sát sinh dù thân có thọ dụng động vật đã bị sát sinh, quan trọng ở tâm. Tâm không nghe thấy chứng kiến sai khiến tạo tác động để dẫn đến sự sát sinh, cốt lõi lý luận cho tam tịnh nhục ở đấy.
Từ bé, đường làng đúng giờ có đoàn khất thực cà sa vàng lấp lánh, từ xa đã nghe chú bé phật tử đi cùng tay cầm cà mèn nhiều ngăn cát giọng lảnh lót rát hay: “me mi nế tol bạch lôn tế!”- đấy là phát âm tiếng Khmer báo hiệu các gia đình có cúng dường hãy mang thức ăn cúng các nhà sư. Ngõ nhà đã có cô bác chờ sẵn mang thức ăn cơm canh ra cúng nhà sư mà họ tin tưởng kính trọng, từng laoij bỏ vào ngăn thích hợp trong tay cậu bé phật tử, cơm nóng kính cẩn cho vào bình được quý sư ôm bằng hay tay. Đoàn khất thực thiền hành qua hết xóm rồi quay về ngôi chùa nơi có thanh âm chuông trống trầm hùng vang vang qua các cánh đồng hàng ngày… Thức ăn mặn, thị cá, bà con chế biến từ vật phẩm mua ngoài chợ, cúng chư tăng đúng nguyên tắc tam tịnh nhục, không bao giờ có chuyện sát sinh động vật ở nhà để chế biến đồ cúng dường tu sĩ. Tâm phật tử cũng không dính mắc vào phạm giới sát sinh. Xoay quanh tam tịnh nhục không có tham gia của tâm.
Thực tiễn và lý luận phật giáo cũng linh hoạt, như bạn thấy qua một dẫn dụ cụ thể, và sự linh hoạt ấy vẫn lấp lánh ánh sáng phật pháp nhất quán: vạn vật duy tâm tạo, không có tâm can dự, thọ dụng tam tịnh nhục tâm không tạo nghiệp.
Chia sẻ.
Nguyễn Thành Công
Bình Luận Bài Viết