Tất nhiên, ai cũng tự do rút ra những nguyên lý và kỹ thuật của Phật giáo mà họ cảm thấy hữu ích, và cũng tự do cho rằng mình là một Phật tử nếu họ muốn vậy. Tuy nhiên, điều này không hẳn là một sự tự do hoàn toàn đối với tất cả mọi người. Các Phật tử sở hữu rất nhiều những tín điều và thực hành khác nhau nhưng ở đó vẫn có một số nguyên tắc chung để định danh mình là các Phật tử. Đây chính là những khám phá căn bản mà Đức Phật đã làm. Và nếu chấp nhận những chân lý ấy, bạn chính là một Phật tử.
Thích Nhất Hạnh mô tả những chân lý này là vô thường (vạn vận không hằng thường), vô ngã (không gì tự tồn hạt nhân hay linh hồn vững chắc) và Niết bàn (giải thoát là sự tự do đến từ những khái niệm hòa lẫn).
Trong cuốn sách nổi tiếng của mình, What Makes You Not a Buddhist (tạm dịch: “Điều gì khiến bạn không phải là một Phật tử” – ND), Dzongsar Khyentse đã miêu tả những chân lý này như sau: Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, mọi xúc cảm đều khổ, vạn vật không tồn tại cố hữu và Niết bàn vượt quá ý niệm.
Nếu nguyện tòng theo những nguyên tắc này, bạn sẽ thực hiện lời tuyên hứa chính thức với Phật giáo theo một nghi lễ được gọi là “quy y”. Bởi lẽ Niết bàn là từ bỏ vô năng của bản ngã để quy y trong vô thường và vô ngã, cái vòng xoắn ấy chính là bạn sẽ quy y khi không còn tìm kiếm quy y.
Nếu bạn có thể làm được việc ấy thì bạn sẽ thực sự là một Phật tử.
Bình Luận Bài Viết