ÁNH SÁNG TỪ BI LAN TOẢ TRONG LÒNG NGƯỜI VIỆT
Thượng toạ Thích Thiện Hạnh
Phó Viện Trưởng Phân viện NCPHVN tại Hà Nội
Tóm tắt nội dung:
Sự lan tỏa mạnh mẽ của tinh thần từ bi và trí tuệ Phật giáo trên đất nước Việt Nam, đặc biệt nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Việc tôn trí Xá lợi Phật từ Ấn Độ và trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức để chiêm bái, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mà còn thể hiện sự hòa quyện giữa giá trị tâm linh Phật giáo và truyền thống yêu nước của dân tộc. Với vai trò của Phật giáo trong việc phát triển con người và xã hội bền vững, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, nhân ái. Đây là minh chứng sống động cho sự hòa quyện giữa tinh thần Phật giáo và lòng dân tộc Việt Nam.
Từ khóa: Từ bi, Phật giáo Việt Nam, Vesak 2025, Xá lợi Phật, Thích Quảng Đức, nhập thế, đạo Phật với đời sống.
Mỗi mùa Phật Đản về là dịp để hàng triệu người con Phật cùng ôn lại dấu ấn thiêng liêng của ngày Đản sinh, khi bậc Đạo sư xuất hiện giữa cuộc đời, mang theo ánh sáng trí tuệ và lòng từ bi vô biên. Năm nay, niềm hân hoan ấy càng lớn hơn khi Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được long trọng tổ chức tại Việt Nam, là nơi có lịch sử Phật giáo hơn 2.000 năm gắn bó với dân tộc.
Đặc biệt, trong Đại lễ năm nay, việc cung nghinh Xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam và tôn trí trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã mang đến niềm xúc động sâu sắc cho hàng triệu tín đồ trong và ngoài nước. Đây là sự kiện không chỉ linh thiêng về tâm linh mà còn thể hiện sự đồng hành giữa Phật giáo và lý tưởng vì nhân loại, vì hòa bình, vì sự phát triển bền vững.
“Ánh sáng từ bi lan tỏa trong lòng người đất Việt”, không chỉ là ánh sáng của đạo lý từ bi, trí tuệ, mà còn là dòng chảy của tình thương, của lòng nhân ái đã thấm nhuần trong tâm hồn người Việt từ ngàn xưa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ánh sáng ấy vẫn âm thầm sưởi ấm lòng người, làm dịu những khổ đau, hun đúc nên bản sắc của một dân tộc lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy tình thương làm nền tảng. Từ ngôi chùa làng quê đến mái chùa nơi đô thị, từ lời kinh sớm tối đến hành động sẻ chia trong đời thường – tất cả như đang cùng nhau lan tỏa ánh sáng nhiệm màu của từ bi vào từng nhịp sống hôm nay.
Trong niềm hân hoan đón mừng Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025, một lần nữa Việt Nam vinh dự được đăng cai tổ chức ngày lễ trọng đại mang tầm vóc toàn cầu này. Đó không chỉ là niềm vinh dự cho Phật giáo Việt Nam, mà còn là cơ hội quý báu để thế giới chiêm nghiệm ánh sáng từ bi, trí tuệ từ nơi Đức Phật, và suy tư về sự kết tinh giữa đạo Phật và tâm hồn dân tộc, lan toả ánh sáng từ bi đã và đang hiển hiện sinh động trong đời sống người Việt.
Vesak 2025 tại Việt Nam, không chỉ là ngày hội của tôn giáo, mà là ngày hội của tình thương, của hòa bình, của trí tuệ và nhân ái. Cầu mong ánh sáng từ bi sẽ mãi mãi tỏa sáng trong từng ngôi chùa, từng mái nhà, từng trái tim người Việt, để đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta, luôn là ngọn đuốc thắp sáng tinh thần Phật giữa đời thường.
Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ánh sáng từ bi ấy không chỉ là giáo lý trong kinh sách, mà đã trở thành máu thịt, trở thành hơi thở trong đời sống thường nhật. Người Việt không chỉ nghe kinh mà sống kinh, không chỉ tụng niệm mà hành trì bằng những hành động yêu thương.
Từ bi là tinh thần cốt lõi trong lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy: “Tâm từ trải rộng mười phương, thương yêu không phân biệt”.[1] Từ bi không chỉ là cảm xúc mà là hành động cụ thể nhằm giải trừ khổ đau cho tha nhân, từ việc cứu đói, chữa bệnh, nâng đỡ người bất hạnh đến bảo vệ môi sinh, hòa giải mâu thuẫn.
Phật giáo không cổ vũ sự mê tín mà đề cao trí tuệ. Trong Kinh Bát Nhã, Đức Phật dạy: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”[2], là lời nhắc về bản chất vô thường, vô ngã của vạn pháp, giúp con người thoát khỏi khổ đau do chấp thủ và vô minh.
Trước những khủng hoảng đạo đức, xung đột, thiên tai toàn cầu, tinh thần từ bi giúp con người sống nhân ái, còn trí tuệ giúp định hướng phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa vật chất và tâm linh.
Phật Đản Liên Hợp Quốc 2025, là cơ hội lan tỏa lòng từ bi đất Việt đến với thế giới. Việt Nam vinh dự đăng cai Đại lễ Vesak 2025 không chỉ là sự kiện ngoại giao văn hóa, mà còn là một tuyên ngôn về lòng từ bi, tinh thần hòa bình và nhân văn của dân tộc Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
Trong thời khắc linh thiêng, kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sinh, là bậc Thầy giác ngộ của muôn loài, chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng ngọn đèn từ bi trong lòng mình. Hãy sống với lòng yêu thương, thấu cảm, nhẫn nhịn và sẻ chia. Đừng để lòng mình đóng kín trong ích kỷ, hờn giận hay vô cảm. Cho nên Đức Phật dạy:“Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có. Chỉ có tình thương mới diệt được hận thù. Chúng sinh là quyến thuộc, đau khổ của chúng sinh cũng là điều khiến Như Lai xót xa.”[3] Từ bi không phải là sự thương hại hay cảm xúc nhất thời, mà là trí tuệ hiểu thấu nỗi khổ của người khác và hành động để chuyển hóa khổ đau ấy, bằng tình thương chân thật.
Khi con người biết sống với từ bi, biết hiểu khổ đau của nhau, thì tranh chấp sẽ lùi xa, bạo lực sẽ giảm thiểu, lòng người sẽ xích lại gần nhau, bằng sự thấu hiểu và yêu thương. Phật giáo Việt Nam, với truyền thống “hộ quốc an dân”, với hàng triệu tín đồ sống thiện lành, chính là một tấm gương tiêu biểu về việc đưa đạo vào đời một cách nhuần nhuyễn và sống động.
Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Thành Phố Hồ chí Minh, Việt Nam, mang ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối với Phật giáo mà còn cho toàn xã hội. với chủ đề là: “Đoàn kết- Bao Dung- vì nhân phẩm con người- Từ Bi- Trí Tuệ của Phật giáo phát triển và bền vững”. Đây là một thông điệp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người mang đến ánh sáng tri thức, cho nhân loại hoà bình và hạnh phúc.
Trong xã hội hiện nay, đoàn kết và bao dung là liều thuốc chữa lành các đổ vỡ. Phật giáo không phân biệt tôn giáo, giai cấp, màu da mà hướng con người đến tình thương và hiểu biết, giúp con người nhìn thấu bản chất sự việc, vượt qua thành kiến, xây dựng mô hình phát triển hài hòa giữa tâm linh và vật chất.
Đức Pháp Chủ Phật giáo Việt Nam, đã gửi gắm thông điệp về tình thương và hoà bình, Ngài nói rằng:“Trong thời đại đầy biến động này, chúng ta cần phải bao giờ hết sự đoàn kết và tình thương giữa con người với nhau. Hãy để ánh sáng của Đức Phật dẫn dắt chúng ta trên con đường hoà bình”. Đây là, chìa khoá xây dựng từ mỗi con người biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, từ những hành động nhỏ nhất, từ việc đối xử tốt với người xung quanh, cho đến việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng… thì hoà bình mới có thể tồn tại.
Bài phát biểu của Chủ Tịch nước Lương Cương nhấn mạnh: “ Tầm quan trọng của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam”: Khẳng định vai trò của Phật giáo trong việc định hình các giá trị văn hoá và tinh thần của dân tộc. Sự cần thiết của hoà bình trong phát triển.’- “Sự cần thiết của hoà bình trong phát triển”; nhấn mạnh rằng hoà bình là nền tảng cho mọi sự phát triển, không chỉ về kinh tế mà còn về xã hội và văn hoá.’
Trong Đại lễ, đã đón nhận Thông điệp của ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc: Ngài đã nhấn mạnh:
- Vài trò của tôn giáo trong việc xây dựng hoà bình:Tôn giáo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và hoà hợp giữa các dân tộc khác nhau.
- Khuyến khích các giá trí nhân văn: Ngài kêu gọi các quosc gia cùng nhau thực hiện các giá trị nhân văn, thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
- Thông điệp về đoàn kết: Tổng thư ký sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết giữa các quốc gia trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu như xung đột, biến đối khí hậu và nghèo đói.
Qua thông điệp đó những hình ảnh Tăng Ni Phật tử đã đi vào vùng sâu vùng xa hoằng pháp, dựng trường, phát quà từ thiện; những chương trình bảo vệ môi trường, chăm sóc trẻ em, chống bạo lực gia đình, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng… đã trở thành minh chứng cụ thể cho việc ánh sáng từ bi không chỉ lan tỏa trong chùa, mà lan tỏa giữa đời và trong lòng người đất Việt hôm nay.
Chính nhờ sự tiếp biến hài hòa giữa đạo Phật và đạo lý dân tộc, tinh thần từ bi đã thấm sâu vào văn hóa, nếp sống, tâm thức người Việt, từ lời ăn tiếng nói đến lối sống vị tha, nhẫn nhịn, và sẵn sàng sẻ chia. Từ bi là nền tảng của đạo Phật. Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy:“Một người có tâm từ trải rộng mười phương, người ấy vượt khỏi khổ đau và không còn bị trói buộc bởi sân hận.”.[4] Tâm từ không chỉ là cảm xúc yêu thương mà là năng lực hành động, chuyển hóa khổ đau thành an vui.
Phật giáo không tách rời thế gian. Từ bi luôn song hành cùng trí tuệ để dẫn dắt xã hội đến chân thiện mỹ. Chính vì vậy, chủ đề Vesak 2025 “Đoàn kết - bao dung - vì nhân phẩm con người” chính là ứng dụng thiết thực ánh sáng từ bi vào đời sống hôm nay.
Trong Đại lễ năm nay, Xá lợi Phật được cung thỉnh từ Ấn Độ về Việt Nam là một sự kiện có ý nghĩa tâm linh đặc biệt sâu sắc.
Sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết-bàn tại Câu-thi-na (Kushinagar) vào năm 543 TCN (theo truyền thống Nam truyền), nhục thân của Ngài được hỏa thiêu theo nghi thức. Sau lễ trà tỳ, phần tro cốt kết tinh thành những viên nhỏ cứng rắn, trong suốt hoặc màu ngọc, được gọi là xá lợi.
Theo kinh điển, sau khi hỏa táng, xá lợi Phật được chia làm tám phần cho tám vương quốc lớn thời bấy giờ, rồi sau này vua A Dục (Asoka) vào thế kỷ III TCN đã khai quật, phân chia lại và xây dựng 84.000 bảo tháp để thờ xá lợi khắp Ấn Độ và các nước lân cận.[5] Trong kinh Đại Bát Niệt Bàn có ghi: “Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, chư thiên và nhân loại dựng tháp thờ xá lợi khắp nơi, để làm ruộng phước cho đời.”[6]
Xá lợi không chỉ là di cốt của Đức Phật mà còn được phân thành nhiều loại, tùy theo cách hình thành và đặc điểm:
cả lúc còn sống.
Trong truyền thống Nam truyền (Theravāda), người ta còn tin rằng những vị A-la-hán sau khi viên tịch cũng có thể để lại xá lợi.
Xá lợi là bằng chứng của sự thanh tịnh và chứng ngộ. Việc chiêm bái xá lợi là một hình thức gieo duyên với Phật pháp. Xá lợi trở thành trung tâm cho lòng tôn kính và là biểu tượng sống động về sự hiện diện của Đức Phật giữa thế gian.
Kinh Pháp Cú viết: “Tâm thanh tịnh, hạnh thanh cao, thân sau khi mất hóa thành xá lợi, lưu truyền muôn thuở.”[7]
b) Giá trị giáo dục – khơi dậy đức tin và đạo đức
Việc tổ chức lễ cung nghinh xá lợi, lễ an vị xá lợi Phật là cơ hội để truyền bá đạo đức, giáo dục nhân sinh về tâm từ, hạnh thiện. Nhiều người do chiêm bái xá lợi mà phát tâm tu hành, làm thiện, bố thí, sống lành mạnh.
c) Giá trị văn hóa – kết nối và bảo tồn di sản
Xá lợi Phật được thờ trong các bảo tháp là một hình ảnh văn hóa đặc trưng của Phật giáo, thể hiện nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, và cả tâm thức tôn giáo của cộng đồng. Nhiều quốc gia lưu giữ xá lợi như một báu vật quốc gia, ví dụ: Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam.
d) Giá trị lịch sử – dấu ấn truyền bá Phật pháp
Việc phát hiện, thỉnh rước, thờ phụng xá lợi đi liền với quá trình truyền bá Phật giáo. Tháp xá lợi thường là trung tâm của Tăng đoàn, học viện Phật học, là nơi quy tụ Tăng Ni, Phật tử, góp phần phát triển cộng đồng tu học.
Xá lợi Phật, là phần còn lại sau khi hỏa táng thân thể của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thống, đó là những viên ngọc sáng, rắn chắc như pha lê. Chúng được xem là kết tinh của Giới – Định – Tuệ và lòng đại từ đại bi. Theo kinh điển, việc chiêm bái xá lợi đem lại phúc báu lớn, củng cố niềm tin vào con đường giác ngộ.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Tôn Trọng Xá Lợi nói rằng: “Ai thấy xá lợi, người ấy gieo duyên với Phật. Ai lễ bái xá lợi, người ấy gieo phúc báo không thể nghĩ bàn.” Xá lợi Phật là di vật còn lại sau lễ trà tỳ Đức Thế Tôn, Trong Kinh Đại Bát Niết-bàn, Đức Phật dạy: “Sau khi Như Lai diệt độ, các đệ tử hãy xây tháp, tôn thờ xá lợi của Như Lai như thể đang thờ chính thân Như Lai.”[8] Thường là xá lợi xương, răng hoặc tinh thể phát sáng. Loại xá lợi được cung nghinh năm 2025 là xá lợi thân thể (saririka dhatu) từ Kushinagar và Bồ Đề Đạo Tràng, hai nơi thiêng liêng bậc nhất trong Phật giáo. Xá lợi Phật không chỉ là vật thể, mà còn là biểu tượng của sự vĩnh hằng, thể hiện sự tồn tại của Phật pháp qua các thế hệ. Năm nay, trong Vesak 2025, xá lợi răng Phật và xá lợi xương đảnh đã được Chính phủ Ấn Độ cung thỉnh đến Việt Nam, đặt tại TP.HCM và các chùa lớn như Quán Sứ – Hà Nội. Những xá lợi này được xác thực bằng khảo cổ học, được bảo quản tại Đại tháp Mahabodhi và Bảo tàng Quốc gia Delhi, Ấn Độ (Lokanatha, The Buddha and His Relics, India Buddhist Society, 1956).
Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung thỉnh từ Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ về Việt Nam từ ngày 2/5 đến 21/5. Đây là lần đầu tiên bảo vật quốc gia của Ấn Độ được đưa ra nước ngoài, với nghi thức ngoại giao tương đương chuyến công du của nguyên thủ quốc gia .
Lịch trình chiêm bái Xá lợi Phật tại Việt Nam:
Sự kiện này không chỉ là niềm hân hoan vô biên đối với tăng ni, Phật tử, mà còn là biểu tượng cao quý của tình hữu nghị Việt - Ấn và sứ mệnh phụng sự hòa bình của Phật giáo toàn cầu. Xá lợi Phật không chỉ là báu vật vô giá của Phật giáo, mà còn là ngọn đèn soi sáng tâm hồn, khơi dậy lòng từ trong mỗi người, để ai nấy đều biết sống chậm lại, biết yêu thương nhiều hơn, và hành xử với nhau bằng tâm bình đẳng.
Hiện đang được tôn trí tại chùa Quán Sứ – Trụ sở Trung ương GHPGVN từ ngày 13/5/2025 để Phật tử cả nước chiêm bái, lễ lạy.
Khi nhắc đến Bồ Tát Thích Quảng Đức, người Việt Nam và cộng đồng Phật tử trên khắp thế giới không thể nào quên hình ảnh một vị cao tăng ngồi thiền an nhiên trong ngọn lửa rực cháy giữa Sài Gòn năm 1963. Nhưng điều khiến nhân loại rúng động không chỉ là ngọn lửa - mà là trái tim không cháy, biểu tượng thiêng liêng của từ bi, nhẫn nhục và tinh thần vô úy.
Vào ngày 11/6/1963, giữa lòng đô thị Sài Gòn, ngài Thích Quảng Đức tự thiêu không phải để gây thù hận, mà để khai mở lòng từ, đánh thức lương tri thế gian trước cảnh đàn áp tôn giáo đang diễn ra lúc bấy giờ. “Tôi thành tâm cầu nguyện cho chính quyền có lòng từ bi và công bằng đối với Phật giáo.”[9] Ngọn lửa thân xác đó không mang sự hận thù, mà là ngọn lửa hiến dâng, ngọn lửa vị tha vì đạo pháp và dân tộc. Ngài thiêu thân không để phản đối bằng hận thù, mà để chứng minh sự bất khuất, bất động của một người tu hành chân chánh. Ngài ngồi yên như một pho tượng giữa biển lửa, thân cháy rực mà tâm vẫn an định – một hình ảnh khiến cả thế giới cúi đầu kính phục.
Sau khi trà tỳ, nhục thân ngài hóa tro tàn, nhưng trái tim của Ngài không bị thiêu cháy, là một hiện tượng siêu việt không thể lý giải bằng khoa học, mà chỉ có thể hiểu bằng lòng tôn kính và niềm tin sâu sắc vào đạo hạnh cao vời. Trái tim ấy được xem là xá lợi bất hoại, là chứng tích của Bồ Tát hạnh giữa đời thường.
Người ta nói: “Lửa có thể đốt cháy thân xác, nhưng không thể đốt cháy từ bi.” Trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức chính là ngọn lửa vĩnh hằng ấy – ngọn lửa chiếu soi nhân loại bằng ánh sáng của nhẫn nhục và yêu thương.
Sự kiện tự thiêu của Ngài không chỉ là tiếng chuông thức tỉnh lương tri trong giai đoạn lịch sử nhiễu nhương, mà còn là tuyên ngôn bất bạo động, là lời nhắc nhở mạnh mẽ về giá trị của hòa bình tâm linh và sự can đảm phi thường từ nội tâm tỉnh thức.
Lần đầu tiên trong một kỳ Vesak, trái tim bất hoại của Bồ Tát Thích Quảng Đức được tôn trí để đại chúng trong và ngoài nước chiêm bái. Trái tim ấy, từng bừng cháy giữa ngọn lửa thiêu thân vì Phật pháp năm 1963 nay vẫn bất hoại, như minh chứng cho sức mạnh của lòng từ bi vô ngã.
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng 8, quận 3, TP.HCM) để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau lễ trà-tỳ, trái tim của Ngài không bị thiêu cháy, trở thành “Trái tim bất diệt”, biểu tượng của lòng từ bi vô úy và tinh thần bất bạo động.
Sau sự kiện, trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức được bảo quản cẩn thận:
Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất .
dân chiêm bái.
Đó là trái tim của một bậc Bồ Tát sống giữa đời thường, đã hóa thân vào ngọn lửa để đánh thức lương tri, khơi dậy lòng từ nơi nhân loại. Và hôm nay, khi ngọn lửa ấy được chiêm ngưỡng trong lòng Đại lễ Vesak tại Việt Nam, chính là lúc ánh sáng từ bi lại một lần nữa thắp bừng lên trong lòng người đất Việt và bạn bè thế giới.
Ngày nay, trái tim bất hoại của Ngài được tôn thờ tại chùa Việt Nam Quốc Tự – không phải như một di vật, mà như một biểu tượng sống động của hạnh Bồ Tát: sống vì người, chết cũng vì người.
Sự hiện diện của Xá lợi Phật và Trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức trong Đại lễ Vesak 2025 không chỉ là sự kiện tâm linh trọng đại mà còn là bài học sống động về:
quyết xung đột.
niềm tin và phúc báu.
Xá lợi Phật là một biểu tượng cao quý, không đơn thuần là di vật, mà là hiện thân của trí tuệ, từ bi và giải thoát. Việc thờ phụng xá lợi cần đi đôi với sự hiểu biết và hành trì chánh pháp.
Thông qua xá lợi, người Phật tử kết duyên với Phật, phát khởi tín tâm, và vững bước trên con đường đạo. Chính vì vậy, bảo vệ và tôn thờ xá lợi không chỉ là gìn giữ một báu vật tâm linh mà còn là cách tiếp nối ngọn đuốc chánh pháp giữa cuộc đời.
Ngọn lửa năm xưa rồi sẽ tàn. Nhưng trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức thì không bao giờ tắt. Đó là ngọn lửa bất diệt của từ bi và vị tha, là ánh sáng dẫn đường cho người con Phật giữa đêm dài vô minh của thế gian. Đó là trái tim không chỉ dành cho Phật tử, mà cho tất cả những ai còn khát khao chân lý, công bằng và tình thương.
Chiêm bái xá lợi, và trái tim Bồ Tát Thích quảng Đức không phải để tìm phép mầu, mà để thắp sáng niềm tin trong chính mình. Trong Kinh Hoa Nghiêm: “Tâm như họa sư, hay vẽ muôn hình tượng.”[10] Nếu tâm ta hướng về từ bi, trí tuệ, thì chính mình đang tạo ra ánh sáng lan tỏa quanh đời. Hãy nguyện làm ngọn đèn nhỏ – nhưng đủ xua tan bóng tối quanh người.
Thắp lên ngọn lửa từ bi, là thắp sáng cả nhân loại. Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, là dịp để mỗi người quay về soi sáng lại chính mình. Chúng ta không cần đợi đến khi làm được điều gì vĩ đại mới gọi là từ bi. Chỉ cần sống nhẹ nhàng hơn, hiểu nhau nhiều hơn, bớt giận hơn, và biết xin lỗi khi lỡ lời ấy là từ bi.
Trong mùa Phật đản Vesak này, là dịp để hàng triệu người con Phật cùng ôn lại dấu ấn thiêng liêng của ngày Đản sinh, khi bậc Đạo sư xuất hiện giữa cuộc đời, mang theo ánh sáng trí tuệ và lòng từ bi vô biên. Chúng ta, hãy nguyện làm một ngọn đèn dù nhỏ hay lớn nhưng đủ xua tan bóng tối quanh người. Và hãy thắp lên trong tim mình một đóa sen của tình thương, trí tuệ, và niềm tin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh Pháp Cú, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, 2020.
2. Kinh Từ Bi, bản dịch HT. Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo, 2006.
3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Báo cáo công tác từ thiện xã hội năm 2024, Ban Từ Thiện Trung Ương GHPGVN.
4. Thích Nhật Từ (2020), Đạo Phật nhập thế và lòng từ bi, NXB Hồng Đức.
5. Thích Đức Nhuận (2008), Trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức, NXB Phương Đông.
[1] Kinh Từ Bi, HT. Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, 2013, tr. 21
[2] Kinh Bát Nhã, HT. Trí Tịnh dịch, NXB Tôn Giáo, 2011, tr. 9
[3] Kinh Từ Bi, HT. Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn Giáo, 2006, tr. 24
[4] Tăng Chi Bộ Kinh, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, 2001, tr. 211
[5] Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Thích Mật Thể, Nxb Tôn Giáo, 2006, tr. 87
[6] Kinh Đại Bát Niết Bàn, Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nxb Tôn Giáo, tr. 436
[7] Kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu
[8] Kinh Đại Bát Niết-bàn, phẩm Thánh hạnh, bản dịch HT. Thích Trí Tịnh, Nxb Tôn Giáo, 2006, tr. 524
[9] Trích di nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức
[10] Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Hạnh, HT. Trí Tịnh dịch, Nxb Tôn Giáo, 2004, tr. 87
Bình Luận Bài Viết